Đã từ lâu đời , mâm cỗ ngày Tết truyền thống thường không thể thiếu đĩa giò, miếng chả tạo nên một nét rất riêng biệt mà chỉ người dân Việt mới có. Cùng phong tục xưa, thương hiệu giò chả Ước Lễ không còn xa lạ bởi lịch sử hàng trăm năm tồn tại.
Thời phong kiến xa xưa, món ăn này rất cao quý, bữa cỗ có món giò chả thì coi như sang lắm. Đến thời bao cấp, giò chả càng trở nên xa xỉ, bị quy vào hàng cấm. Vì miếng cơm manh áo, người Ước Lễ vẫn bám trụ với nghề, mỗi ngày làm trộm vài cân giò nhét vào bị, vào mẹt lên thành phố bán.
Yếu tố làm nên thương hiệu giò chả Ước Lễ không chỉ nằm ở sự thơm ngon, an toàn vượt trội mà còn từ chiều dài lịch sử hàng trăm năm không ngừng mày mò, tìm kiếm để món ăn này ngày càng ngon hơn.
Trước đây làm giò chả bằng tay, người dân làng Ước Lễ lưu giữ những bí quyết giã thịt sao cho thật dẻo quánh đến mức không dính chày mới được. Đến những năm 1990, người dân chuyển sang làm bằng máy. Sức lao động được giải phóng, nhưng dân làng vẫn giữ truyền thống của cha ông, đó là gói giò nhất thiết phải bằng lá chuối tây, gói khổ to, không như cách làm giò công nghiệp bây giờ thường gói bằng ống nhôm.
Để giò chả ngon bắt buộc thớ thịt phải tươi, chọn loại thịt 2 mề (nửa mỡ, nửa nạc). Thịt để làm giò lụa ngon nhất là thịt bắp vì vùng này lợn di chuyển nhiều, thớ thịt khó bị hỏng hơn so với các loại thịt khác. Trong quá trình xay, phải nhìn vào sự đổi màu của thịt để cho gia vị mới tạo nên miếng giò ngon mà chỉ người Ước Lễ mới biết được.
Xa xưa vì không có mì chính, các cụ cho mật mía vào giò mà nó vẫn dai, giòn, bền lâu. Hóa ra trong mật mía ông cha lại cho vào một ít vôi ăn trầu. Cũng như các món ăn dân gian độc đáo khác. Theo nghệ nhân giò chả Nguyễn Đức Bình” giò của bà con vùng Tây Bắc không đẹp mắt nhưng ăn ngon, do đặc điểm chất thịt nuôi ở vùng đó. Trong khi giò miền Nam nhìn đẹp mắt nhưng ăn không ngon bằng do cách làm công nghiệp, lợn thịt cũng nuôi công nghiệp” . Người Ước Lễ chỉ cần nhìn miếng thịt lợn là biết có làm được giò hay không. Ngay cả chất lượng thịt tốt, nhưng trong quá trình làm, nếu không có kinh nghiệm thì cũng không thể có miếng giò ngon được. Tôi chỉ cần nhìn miếng thịt là biết phải xay bao lâu, khi nào cho gia vị, cho bao nhiêu là vừa.
Chính sự khéo léo qua từng bước từ chọn nguyên liệu đến công đoạn làm và ra thành sản phẩm giò chả trên đã tạo ra những khoanh giò ngon có màu phớt hồng, nhiều lỗ, khi dùng dao cắt mà dao bị xít, dính mặt giò, khó thái chứ không trơn tuột. Giò vừa dai lại giòn, thơm ngon lại bùi, có mùi lá chuối tạo nên thương hiệu giò chả Ước lễ ngon ở Hà Nội.
Cách làm giò lụa đã khó, chả quế ngon còn cầu kỳ hơn. Thịt nạc xay nhuyễn, trộn với mỡ khổ thái hạt lựu, quế chi và các gia vị khác. Sau đó, người làm phải liên tục phết nước hoa hiên trộn mật ong lên chả, rồi quay trên than hoa cho đến khi thịt và hương quế đã hòa quyện làm một. Miếng chả thành phẩm phải có vỏ vàng ruộm, ăn vào có vị ngọt giòn, thơm cay của quế, mật ong. Có rất nhiều loại giò chả như giò lụa ngon Ước Lễ, giò thủ ngon Ước Lễ, chả quế ngon Ước Lễ, chả cốm ngon Ước Lễ. Tất cả đã tạo cho vùng Ước Lễ một thương hiệu giò chả ngon nổi tiếng khắp mọi miền của đất nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh ,Đà Lạt, Sơn La,…
Người làng Ước Lễ tản cư đi khắp 3 miền đất nước mưu sinh, mở rộng nghề ông cha. Thời Pháp thuộc, giò chả Ước Lễ đã nổi tiếng với nhà hàng Tân Việt ở Hà Nội, Tân Lợi ở Hà Đông. Vào năm 1958, thương hiệu Tuyên Thành cũng của người làng Ước Lễ xuất khẩu giò sang Pháp. Hiện nay, có nhiều cơ sở nổi tiếng xuất xứ từ làng Ước Lễ. Hơn thế, người làng còn sang Mỹ, Pháp sống bằng nghề này.
Ông Trang Công Trịnh, Trưởng thôn Ước Lễ, cho biết thêm, đất sống của nghề giò chả là ở các thành phố lớn nên con cháu trong làng đã mang nghề đi khắp miền đất nước và ra cả nước ngoài. Chính vì thế, có một chuyện lạ là Ước Lễ được vinh danh làng nghề nhưng ngay tại làng chỉ có một hộ phục vụ nhu cầu bà con. Thế nên để mua được giò chả Ước Lễ ở đâu ngon cần tìm hiểu địa chỉ mua giò chả ngon tin cậy để thưởng thức món ăn đúng với hương vị.